Thi công cách âm chống rung hội trường

Thi công cách âm chống rung cho hội trường hiện nay không còn là điều mới mẻ và xa lạ.  Với sự xuất hiện của rất nhiều loại vật liệu cách âm, chống rung trên thị trường làm cho việc thi công cách âm cống rung trở nên đơn giản, hiệu quả và đảm bảo về mặt thẩm mỹ như: Cao su non, xốp cách âm, cách nhiệt; bông thủy tinh; bông khoáng; túi khí; thạch cao… Tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật và mong muốn của chủ đầu tư cũng như chủ sở hữu mà bên thi công sẽ tư vấn cho chủ đầu tư những loại vật liệu khác nhau.

Đúc rút kinh nghiệm từ nhiều công trình thực tế, chúng tôi đề xuất những bước cơ bản sau đây để giúp chủ đầu tư đưa ra quyết định tốt nhất cho những công trình hội trường cần thi công cách âm, chống rung:

1. Cách âm, chống rung trần và tường cho hội trường.

– Dán lớp cao su non dày 5mm – 10mm lên bề mặt trần và tường.

– Ép xương kim loại (khung xương Hà Nội, Vĩnh Tường…) hoặc khung xương gỗ.

– Tiếp theo nhồi các lớp vật liệu cách âm chống rung vào các ô trống của khung xương theo thứ tự sau: Đầu tiên là lớp túi khí cách âm chống ồn, tiếp đến lớp bông thủy tinh có mặt bạc dày 50mm, sau cùng là lớp xốp cách âm PE-OPP dày 8mm – 10mm.

– Ép bên mặt ngoài là lớp thạch cao hoặc lớp gỗ tiêu âm dày khoảng 1cm.

– Các phần décor trang trí trần và tường sẽ được thực hiện bên ngoài lớp thạch cao hoặc gỗ dán.

2. Cách âm, chống rung sàn cho hội trường.

Tương tự như trần và tường, sàn nhà cũng là nơi mà âm thanh có thể đâm xuyên sang phòng phía dưới. Một trong những phương pháp đầu tiên và rất cổ điển, đó là dán 1 lớp cao su non xuống sàn và trải thảm cho sàn.

Nếu chuyên nghiệp hơn, có thể sử dụng các phương pháp tương tự như với trần hay tường, mặt sàn càng tách biệt với mặt nền càng tốt. Bạn có thể làm được điều này bằng việc lắp thêm một hệ thống khung xương. Mặt sàn sẽ đứng trên khung đó, tạo thêm khoảng không giữa sàn và nền (sàn nổi), từ đó cách âm hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, làm một mặt sàn mới không phải là một giải pháp mà ai cũng có thể làm được và cũng không phải địa hình nào cũng làm được, dù cho nó có tạo nên sự khác biệt đến đâu. Nếu không thể thực hiện được, hãy cố gắng tách biệt âm thanh từ loa tới sàn bằng các chân đế được lót bằng cao su non hoặc cao su đặc.

Với quá trình thi công đầy đủ theo các yêu cầu như trên, mức độ cách âm và chống rung của hội trường sẽ đạt hiệu quả cao.

Liên hệ để được tư vấn kỹ hơn: Ms Thu 0966 545 850

Tư vấn thi công cách âm phòng karaoke

Tôi muốn mở dịch vụ kinh doanh phòng hát karaoke, nhưng chỗ tôi nếu mở ra sẽ gây phiền toái cho hàng xóm bên cạnh vì tiếng ồn phát ra từ phòng hát vì địa điểm mà tôi dự tính mở lại nằm trọn trong khu dân cư, thêm nữa theo tôi được biết là nếu cách âm không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của tôi. Rất mong công ty tư vấn giúp tôi kỹ thuật cách âm để âm thanh không phát ra ngoài gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh và không làm ảnh hưởng đến chất lượng phòng hát. hongnguyen0326@gmail.com

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

TRẢ LỜI: Chào bạn Nguyên rất vui khi được Nguyên tin tưởng gửi thắc mắc đến công ty IDO chúng tôi, chúng tôi xin trả lời nội dụng thắc mắc của bạn như sau :

Nguyên tắc cách âm dựa vào cách mà âm thanh truyền đi.

– Âm thanh truyền đi tốt nhất trong môi trường chất rắn, rồi đến chất lỏng, chất khí. Và trong môi trường chân không thì hoàn toàn không truyền đi được.

 – Vì vậy, người ta thường dùng kính 2 lớp (ở giữa có một lớp chân không để cách âm). Loại này thích hợp đối với cửa sổ, cửa ra vào. Còn đối với tường thì dùng 2 lớp vách ở giữa trống, hoặc lót các vật liệu dạng sợi, như bông khoáng, bông thuỷ tinh, sợi gai, Cách khác là dùng mút xốp. Nói chung là cần có khoảng trống ở giữa các lớp vật liệu dạng mềm. Mục đích là để rung động âm thanh không có môi trường thích hợp để truyền đi mà thôi.

 – Chú ý thiết kế kiến trúc phòng hát thuận tiện cho việc cách âm bắt đầu từ phần nền và phần thô khi xây dựng.( Nếu vị trí kinh doanh của bạn ở gần nhà dân thì khi bạn xây bạn thì phần tường nhà bạn nên xây cách bước tường hàng xóm khoảng 30mm, chúng ta sẽ xây tường dày 30mm, cụ thể như sau : 10 phân tường xây gạch nằm ngang, 20 phân xây gạch nằm dọc nhằm đạt hiệu quả cao trong việc tiêu âm và tán âm. Ở phần trong trang trí sát bứt tường gồm có 3 phần : lớp trong cùng là múp xốp, kế tiếp bông thủy tinh và lớp ngoài cùng là thạch cao và sơn nước.

IDO tieu am tan am phong choi nhac

 Yêu cầu kỹ thuật để làm cách âm, tiêu âm cho phòng Karaoke:

1. Phòng cách âm phải chắn được âm thanh từ bên ngoài vào.
2. Phòng cách âm cũng phải hút các âm thanh từ người ca sỹ hát ra và không cho nó bật trở lại mà sẽ được cho ra ngoài (bằng cách ngấm dần).

Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:

1. Bạn cần thuê một đội ngũ làm cách âm rỗng khoảng 5cm->10cm trong cái rỗng đó thì bạn nhét bông thủy tinh, bông khoáng ( thêm lớp xốp dày 5cm – cách âm cho chắc nữa) vào để tránh khi hát không bị hít các bột thủy tinh vào thì chúng ta có thể bọc ở ngoài cái là lớp ly lông để ngăn bột thủy tinh đó và ở ngoài là lớp thạch cao rồi.

2. Đối với sàn chúng ta vẫn phải mua thêm cái thảm cách âm và hút âm.

3. Trên mái chúng ta cũng làm giống như các bức tường nhưng cái đó chúng ta lên làm lỗ chỗ các lỗ nhỏ ở trên đó.
Lưu ý:
– Phòng kính dội âm, Bởi vậy bạn không nên dùng phòng kính kinh doanh Karaoke.
– Các bức tường trong phòng không nên làm phẳng, bởi vì âm thanh đập vào tường này sẽ dội ngay lại.
– Phòng thu âm phải có vật liệu chống phản âm (cách đơn giản nhất cho phòng thu dân dụng là dùng thật nhiều màn vải dầy bao bọc 4 phía), chống rung mặt đất và chống tiếng ồn.
– Hệ thống quạt thông gió (nên có) phải xử lý thật khéo để sao “vừa mát, vừa không hỏng hết cả cách âm” nhất là vào mùa hè.
Chất liệu cách âm và tiêu âm mà các đơn vị thi công phòng hát thường sử dụng bao gồm từ 3 đến 8 lớp cách âm tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng như: Khung xương, cao su non, xốp cách âm cách nhiệt, bông thuỷ tinh, bông khoáng, giấy bạc, túi khí, thạch cao, sơn sần.
Chúc các bạn có một phòng cách âm và tiêu âm như ý!

Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ :

Vật Liệu Bảo Ôn Thanh Xuân – Cung cấp các sản phẩm tiêu âm, cách âm, cách nhiệt, bảo ôn.

Công ty Cổ phần IDO Việt Nam
Địa chỉ: Số 6/69A Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện Thoại : 0966 545 850
Hotline : 0902 021 236
Email: vatlieutk@gmail.com
YH: diepngocoi
Web/Blog: http://gotieuamvn.wordpress.com/ 

 https://vatlieubaoon.wordpress.comhttp://www.cachnhietbaoon.com

Thi công cách âm phòng hát

Việc  việc thi công xử lý cách âm không tốt không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường xung quan mà còn làm chất lượng âm thanh của các phòng hát karaoke, quán bar, phòng múa… bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiễu âm, tạp âm, âm thanh dội làm công việc kinh doanh bị ảnh hưởng theo. Bởi vậy, để có một phòng hát karaoke, một vũ trường được cách âm tốt thì khi thi công cách âm chủ đầu tư phải chú ý đến những vấn đề sau:

1. Đảm bảo độ dày của tường

Khi xây dựng phòng hát, vũ trường hay phòng thu thì ngay từ bước xây phần thô cần phải xây tường dày, thường là 20cm trở lên để đảm bảo giảm rung, cách âm tốt hơn. Nếu như thi công không đảm bảo độ dày thì tường sẽ không đạt tiêu chuẩn, đưa vào hoạt động sẽ bị rung do tác động của âm thanh quá lớn làm ảnh hưởng tới phòng bên cạnh và các nhà xung quanh. Bởi vậy, khâu xây dựng phần thô là một yếu tố quan trọng và quyết định tới độ rung và cách âm tốt cho một phòng hát, phòng thu, vũ trường.

thi-cong-cach-am-

2. Chọn vật liệu cách âm phù hợp

Ngày nay, con người đã phát minh ra rất nhiều loại vật liệu cách âm, tiêu âm, cách nhiệt; các loại vật liệu này thường bổ trợ cho nhau như: Cao su non, xốp cách âm, cách nhiệt; bông thủy tinh; túi khí; túi bảo ôn; thạch cao; vật liệu cách âm mặt ngoài cùng của tường để đảm bảo cách âm tốt nhất cho các công trình. Và tùy theo từng đối tượng công trình mà ta có thể chọn loại vật liệu khác nhau, cách âm 2 hay 3 lớp cũng có khi lên tới 9 lớp (đối với phòng hát karaoke, vũ trường, phòng thu).

thi cong bong cach nhiet

Tường ốp bông khoáng cách âm

3. Cách âm mặt ngoài cùng của tường

Có rất nhiều vật liệu khác nhau để vừa dùng với mục đích trang trí lại có thể cách âm tốt như: nhung, vải nỉ, bắn sơn sần… Đối với những công trình thi công cách âm tuyệt đối thì thông thường người ta sử dụng sơn sần, độ nhám càng lớn thì cách âm càng tốt hơn nhưng phải làm thế nào cho nó thật thẩm mỹ, không bị thô. Đây là một giải pháp tốt cho cách âm và tán âm phòng thu, phòng hát karaoke, vũ trường. Có rất nhiều công trình sử dụng vải lông vũ để trang trí và cách âm, vải lông vũ rất đẹp, sang trọng, cách âm tốt nhưng giá thành lại cao, độ bền và chịu ẩm kém.

Để có một công trình cách âm tốt, đảm bảo an toàn, thẩm mỹ cao hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách hàng sẽ được tư vấn bởi đội ngũ kỹ thuật cùng với đội ngũ thiết kế trẻ trung năng động, chuyên nghiệp luôn mang đến cho khách hàng những bản thiết kế độc đáo, ấn tượng nhất.

Thi công cách âm, chống rung

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu cách âm, chống rung. Các vật liệu này thường bổ trợ cho nhau như: Cao su non, xốp cách âm, cách nhiệt; bông thủy tinh; bông khoáng; túi khí; thạch cao… Để cách âm tốt nhất thì chủ đầu tư là người lựa chọn vật liệu cách âm dựa trên những tư vấn của bên đơn vị thi công cách âm. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh hay sử dụng mà bên thi công sẽ tư vấn cho chủ đầu tư những loại vật liệu khác nhau. Để giúp chủ đầu tư đưa ra quyết định chọn lựa vật liệu cách âm phù hợp, các kỹ sư của Vật Liệu Bảo Ôn Thanh Xuân chúng tôi đưa ra kỹ thuật thi công cách âm chống rung như sau:

cao su (13)

Cao su non cách âm chống rung

1. Cách âm, chống rung trần và tường.

– Dán lớp cao su non dày 5mm – 10mm lên bề mặt trần và tường.

– Ép xương kim loại (khung xương Hà Nội, Vĩnh Tường…) hoặc khung xương gỗ.

– Tiếp theo nhồi các lớp vật liệu cách âm chống rung vào các ô trống của khung xương theo thứ tự sau: Đầu tiên là lớp túi khí cách âm chống ồn, tiếp đến lớp bông thủy tinh có mặt bạc dày 50mm, sau cùng là lớp xốp cách âm PE-OPP dày 8mm – 10mm.

– Ép bên mặt ngoài là lớp thạch cao hoặc lớp gỗ dán dày khoảng 1cm.

– Các phần décor trang trí trần và tường sẽ được thực hiện bên ngoài lớp thạch cao hoặc gỗ dán.

bong thuy tinh dang cuon (3)

Bông thủy tinh trong thi công cách âm

2. Cách âm, chống rung sàn.

Tương tự như trần và tường, sàn nhà cũng là nơi mà âm thanh có thể đi xuyên sang phòng bên cạnh, nhất là khi phòng này lại ở trên một phòng khác. Một trong những phương pháp đầu tiên và rất cổ điển, đó là dán 1 lớp cao su non xuống sàn và trải thảm cho sàn.

Nếu chuyên nghiệp hơn, có thể sử dụng các phương pháp tương tự như với trần hay tường, mặt sàn càng tách biệt với mặt nền càng tốt. Bạn có thể làm được điều này bằng việc lắp thêm một hệ thống khung xương. Mặt sàn sẽ đứng trên khung đó, tạo thêm khoảng không giữa sàn và nền (sàn nổi), từ đó cách âm hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, làm một mặt sàn mới không phải là một giải pháp mà ai cũng có thể làm được và cũng không phải địa hình nào cũng làm được, dù cho nó có tạo nên sự khác biệt đến đâu. Nếu không thể thực hiện được, hãy cố gắng tách biệt âm thanh từ loa tới sàn bằng các chân đế được lót bằng cao su non hoặc cao su đặc.

Với quá trình thi công đầy đủ theo các yêu cầu như trên, mức độ cách âm và chống rung sẽ đạt hiệu quả cao.