Kết cấu hút âm của vật liệu tiêu âm

Sử dụng vật liệu tiêu âm cho phòng nghe nhạc ,phòng diễn thuyết, hội trường… là cách bố trí hợp lý nhất, tiết kiệm nhất để đảm bảo âm thanh cho phòng. Tuy nhiên, dùng vật liệu gì? Sử dụng như thế nào? Là điều không phải ai cũng biết để có thể sở hữu một căn phòng có âm thanh tốt nhất. Bởi tuỳ theo kết cấu hút âm, mà mỗi loại vật liệu có khả năng tiêu âm ở các tần số khác nhau. Công ty Cổ phần IDO Toàn Cầu giới thiệu tài liệu về kết cấu hút âm của các loại vật liệu của KTS Việt Hà – Nguyễn Ngọc Giả. Từ đó khi xây dựng và thiết kế phòng nghe, các bạn có thể tự chọn vật liệu phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.

polyeste-tieu-am-ido

1. Vật liệu xốp hút âm:

– Cấu tạo: Gồm vật liệu xốp rỗng, các lỗ rỗng thông nhau & thông ra mặt ngoài nơi sống âm đập vào. Các khe rỗng đan vào nhau trong vật liệu, vách của các khe rỗng bằng cốt liêu cứng hoặc đàn hồi.

– Sản phẩm điển hình: mút trứng, mút gai, mút phẳng, bông khoáng, bông thuỷ tinh

– Nguyên tắc làm việc: Khi sóng âm với năng lượng Et đập vào, không khí trong các khe rỗng dao động, năng lượng âm mất đi để chống lại tác dụng của ma sát và tính nhốt của không khí dao động giữa các lỗ rỗng. Một phần năng lượng âm xuyên qua vật liệu khả năng hút âm của vật liệu xốp phụ thuộc vào độ xốp, chiều dày và sức cản của không khí.

Chú ý: Đại đa số vật liệu xốp hút tốt các âm thanh có tần số cao.

mut-gai-tieu-am-ido14

2. Các tấm dao động (cộng hưởng) hút âm:

– Cấu tạo: gồm 1 tấm mỏng có thể bằng gỗ dán bìa, cáttông đặt cố định trên hệ sườn gỗ. Phía sau tấm mỏng là khe không khí.

– Nguyên tắc làm việc: Khi sóng âm đập vào bề mặt của kết cấu. Dưới tác dụng biến thiên của áp suất âm, tấm mỏng bị dao động cưỡng bức, do đó gây ra tổn thất ma sát trong nội bộ bản, năng lượng âm biến thành cơ năng và nhiệt năng để thắng nội ma sát khi tấm mỏng dao động.

Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ bền lâu, hợp vệ sinh. Chống ẩm và chống các tác động cơ học tốt. Hỏng hóc dễ sữa chữa.

Nhược điểm: Chỉ hút âm ở tần số thấp.

3. Kết cấu hút âm bằng vật liệu xốp đặt sau tấm đục lỗ:

– Cấu tạo: Phức tạp hơn tấm dao động hút âm gồm 1 tấm mỏng, trên có xẻ rảnh hay đục lỗ. Sau tấm đục lỗ có dán 1 lớp vật liệu ma sát để làm tăng sự mất mát năng lượng âm (lớp ma sát có thể là lớp vải mỏng, vải thủy tinh). Giữa tấm mỏng và lớp vật liệu xốp là lớp không khí.

– Sản phẩm điển hình: Gỗ tiêu âm đục lỗ hoặc soi rãnh và trần vách thạch cao đục lỗ

– Nguyên tắc làm việc: Kết cấu này có khả năng làm việc như tấm dao động hút âm và dễ điều chỉnh đặc tính tần số hút âm. Khả năng hút âm của kết cấu phụ thuộc vào số lỗ và đặc tính của lỗ đục ở trên tấm. Nếu diện tích lỗ đục lớn và số lỗ đục trên tấm nhiều chúng sẽ hút tốt các âm thanh có tần số cao. Nếu diện tích lỗ đục nhỏ và số lỗ đục ít sẽ  hút âm tốt ở tần số thấp. Nghĩa là nếu thay đổi diện tích lỗ đục, chiều dày vật liệu, khe hở không khí thì khả năng hút âm của kết cấu sẽ thay đổi. Như vậy muốn kết cấu hút âm ở tần số cao thì diện tích lỗ đục chiếm < 15% thì kết cấu hút âm ở tần số thấp.

Ưu điểm: Dễ điều chỉnh khả năng hút âm.

go-tieu-am-ido35

4. Lỗ cộng hưởng hút âm:

Cấu tạo: Nó là thể tích không khí kín bởi các mặt tường cứng và thông với bên ngoài qua 1 cái cổ dài. Cấu tạo có 2 phần

+ Lỗ: Đóng vai trò như đệm không khí để cho phần không khí chỗ cổ dao động dễ dàng có thể hình tròn, vuông, đa giác.

+ Cổ lỗ: Có chiều dài nhất định, không khí trong bụng lỗ thông với không khí trong phòng qua miệng lỗ.

Khi λ của sóng âm tới lớn hơn 3 kích thước của lỗ thì không khí trong lỗ có tác dụng như 1 lò xo đàn hồi. Cột không khí trong cổ như 1 pít tông . Dưới tác dụng của sóng âm tới, cột không khí trong cổ dao động lui tới như 1 pít tông, không khí trong lỗ vì không thoát ra được và thể tích lỗ lớn hơn cổ nhiều nên nó có tác dụng như một đệm đàn hồi làm cho năng lượng âm mất đi để biến thành cơ năng và nhiệt năng.

Áp dụng nguyên tắc hút âm này người ta chế tạo các nanen cộng hưởng. Mỗi một lỗ và thể tích không khí phía sau được coi như 1 lỗ cộng hưởng. Kết cấu này hút âm mạnh nhất ở những tần số nhất định.

Để nhận được hệ số hút âm cao và đều trong dải rộng tần số người ta làm kết cấu cộng hưởng bằng nhiều lớp đục lỗ đặt song song với nhau (kết cấu hút âm kiểu này được thi công ở cung văn hóa và khoa học Vacsava (Ba Lan).

5. Kết cấu hút âm đơn:

Là những kết cấu được chế tạo đặc biệt dưới dạng tấm rời, có dạng hình cầu ví dụ như người, sô fa, gối, gấu bông, giá sách …. Hiệu quả hút âm của kết cấu này được tăng lên khi kích thước của chúng nhỏ hơn hoặc gần bằng bước sóng λ của sóng âm tới nên gọi là kết cấu hút âm nhiều xạ.

Khi nghiên cứu cấu tạo của chỏm hút âm ta thấy: Vỏ làm bằng tấm kim loại, trong đặt vật liệu xốp với δ = 12,5 ÷ 25 mm và thường được treo ở những độ cao khác nhau trên những nguồn ồn.

Để có những lựa chọn tốt nhất cho công trình của mình, xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần IDO Toàn Cầu

Hotline: 0966 545 850 / 0902 021 2

Tiêu âm và vật liệu tiêu âm

Khái niệm tiêu âm và vật liệu tiêu âm:

Tiêu âm hiểu một cách đơn giản tiêu âm là biến âm thanh ù ù trong một căn phòng trở nên rõ ràng và chắc chắn, làm biến mất những âm thanh dội lại, tạo ra chất lượng âm thanh tốt hơn cho phòng hát, phòng thu.

Trong tiêu âm lại có 2 loại: Một để điều khiển phản xạ của tần số cao và trung, nhằm giảm thiểu tiếng vọng. Một loại gọi là “bass trap” (bẫy tiếng trầm) để tiêu âm có tần số thấp nhằm giảm thời gian dội âm trong phòng. Cả 2 kiểu xử lý này đều cần phải có để đảm bảo tiêu chuẩn âm thanh cho căn phòng.  Trong thi công công trình, để tiêu âm, các nhà thi công sử dụng vật liệu tiêu âm, hút âm.

go-tieu-am-ido19

Vật liệu hút âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh phản xạ, mục đích tối thiểu hóa năng lượng âm thanh phản xạ. Khi sóng âm chạm vào bề mặt vật liệu, một bộ phận năng lượng âm thanh bị phản xạ, một bộ phận khác bị hút vào bên trong vật liệu, một bộ phận nữa xuyên qua mặt bên kia của vật liệu. Khi phần lớn các năng lượng âm thanh đi vào trong vật liệu (bị hút hoặc xuyên qua) còn năng lượng phản xạ rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có tính năng hút âm tốt. Khi hệ số hút âm trên 0.2, có thể gọi là vật liệu hút âm.

Một số loại vật liệu tiêu âm phổ biến:

Mút phẳng tiêu âm: được sản xuất từ công nghệ liên kết mạng dựa trên các phản ứng hóa học phức tạp, tạo cấu trúc ô kín rất nhỏ, hệ số dẫn nhiệt rất thấp 0,032 W/mK ở 20oC. Tấm mút có tạo hình bề mặt bằng phẳng, hệ số hấp thụ âm thanh cao trong phạm vi tần số trung tần và cao tần mang lại khả năng hấp thụ tốt âm middle và treble.

Mút trứng mút gai tiêu âm: được sản xuất từ bọt polyurethane, mật độ foam dày, kín, hình “sọt trứng” hay hình tháp với một diện tích bề mặt tăng lên, tạo hiệu suất hấp thụ âm thanh tốt nhất với nhiều màu sang trọng. Các tấm mút xốp tiêu âm phức tạp hấp thụ âm thanh được tạo ra ở tần số thấp, trung và cao, tạo âm sắc chuẩnkhi dùng để ghi âm hoặc nghe ở môi trường bên ngoài.

Gỗ tiêu âm IDO Acoustic: là dòng vật liệu tiêu âm chuyên dụng cho phòng thu, phòng hát, phòng họp, hội trường, thính phòng…, các công trình cần xử lý tiêu âm, giảm bớt tiếng ồn và âm thanh dội nhại. Sản phẩm đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại cho công trình bề mặt nội thất sang trọng, tinh tế đồng thời đáp ứng những yêu cầu âm học khắt khe.

Tấm tiêu âm polyester: Tấm tiêu âm Polyester Fiber được sản xuất dưới quy trình công nghệ hiện đại, làm từ nguyên liệu Polyester sợi nguyên chất, có tính hấp thụ âm trung tần và cao tần tốt với nhiều đặc điểm vượt trội so với các sản phẩm tiêu âm, cách âm truyền thống khác như: thân thiện với môi trường, không độc hại, chịu được nước, chống ẩm mốc, chống cháy lan, có khả năng cách nhiệt tốt, dễ dàng cắt, lắp đặt và thi công và chi phí thấp.

polyester-fiber-tam-tieu-am-ido2

Để tiêu âm phòng hát, phòng thu, hội trường… cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc những đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và sở hữu một căn phòng được tiêu âm tốt nhất.

Công ty cổ phần IDO Toàn Cầu

Hotline: 0966 545 850 / 0902 021 236

Mút trứng và khả năng hút âm

Mút trứng ( mút hột gà) được làm từ cao su lưu hóa sử dụng công nghệ liên kết mạng bằng các phản ứng hóa học phức tạp, tạo lên các cấu trúc ô kín rất nhỏ, có hệ số dẫn nhiệt rất thấp 0,032W/mK ở 20 độ C. Bề mặt được tạo hình “sọt trứng” giúp tăng diện tích bề mặt hút âm đồng thời dễ dàng triệt tiêu được các âm phản xạ theo mọi hướng. Cấu trúc ô kín với hệ số dẫn nhiệt rất thấp và tỷ trọng cao giúp mút trứng ( mút hột gà) vừa tiêu âm tốt vừa cách nhiệt an toàn.

mut xop trung

Ưu điểm của mút trứng hút âm:

  • Sạch sẽ, không sinh bụi và sợi, an toàn cho người thi công, sử dụng.
  • Hiệu quả tiêu âm cao hệ số hút âm NRC = 0.95 
  • Hệ số dẫn nhiệt ổn định theo thời gian, độ bền của sản phẩm lâu dài, không bị lão hóa.
  • Hệ số kháng ẩm cao, chống ẩm mốc và kháng khuẩn, an toàn cho người sử dụng.
  • Bề mặt dai, độ bền cơ học cao chịu được các va đập vật lý.
  • Mút trứng dễ gia công cắt gọt, dễ dàng lắp đặt tiết kiệm tối đa chi phí thi công.

 Tiêu chuẩn an toàn chống cháy:

  • Hoa Kỳ: ASTM D635, UL 94
  • Anh Quốc: BS476 part 6&7, Class 0
  • Việt Nam: Cấp bởi công an PCCC.
  • ISO: 9001: 2008

Bài viết liên quan

1. Mút trứng tiêu âm

2. Mút gai tiêu âm

3. Mút trứng và khả năng hút âm

Bài viết cùng chuyên mục

1. Bông thủy tinh

2. Bông thủy tinh dạng tấm

3. Bông thủy tinh glasswool cách âm cách nhiệt

————————————————–

Vật Liệu Bảo Ôn Thanh Xuân – Cung cấp các sản phẩm tiêu âm, cách âm, cách nhiệt, bảo ôn.
Địa chỉ: Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện Thoại : 0966 545 850
Hotline : 0902 021 236
Email: vatlieutk@gmail.com
YH: diepngocoi
https://vatlieubaoon.wordpress.com

Gỗ tán âm

Việc trang âm cho phòng nghe bằng các vật liệu tán âm và hút âm luôn là đề tài được những người chơi âm thanh quan tâm, bởi ai cũng biết rằng phòng nghe có tốt thì hệ thống mới phát huy hết khả năng trình diễn của nó. Tuy nhiên, đối với một số audiophile khó tính họ muốn có một phòng nghe được trang âm tốt nhưng cũng phải đáp ứng được tính thẩm mỹ, phù hợp với kiến trúc nội thất và gỗ tán âm Remak Diffuse là một trong những sản phẩm tán âm sáng giá đáp ứng cả hai nhu cầu này.

Go tan am

Gỗ tán âm Remak Diffuse là sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật và kỹ thuật âm học phòng nghe, được chế tạo dựa trên các nguyên lý về khoa học âm học kết hợp với hàng loạt các thuật toán phức tạp, giúp cân bằng lại các yếu tố về mật độ, hướng và pha thời gian của sóng âm, đặc biệt nó không làm ảnh hưởng đến dải cao như các vật liệu tán âm hay hút âm khác.

Thông số kỹ thuật của gỗ tán âm:

  • Khả năng chống cháy: Class B
  • Chất liệu: Gỗ MDF, lõi ECO friendly (thân thiện với môi trường) hoặc lõi chống cháy
  • Bề mặt hoàn thiện: Veneer, Melamine, Sơn PU
  • Lớp nền: Vải tiêu âm kỹ thuật
  • Kích thước: 128 x 2440mm
  • Chiều dày: 25mm
  • Chiều rộng rãnh tiêu âm: 6 / 8mm
  • Bề mặt tán âm: Trụ tròn hoặc tam gác.

Gỗ tấn âm được sử dụng trong một số các công trình như:

  • Nhà hát
  • Thính phòng
  • Hội trường, giảng đường, phòng hội thảo
  • Nhà thờ, giáo đường
  • Rạp chiếu bóng, rạp hát
  • Phòng giải trí đa năng.

Bông thủy tinh và ứng dụng

Bông thủy tinh là tổ hợp sợi dệt đan xen, có số lượng lớn các lỗ nhỏ, là vật liệu hút âm dạng xốp (đa lỗ) điển hình. Bông thủy tinh có thể đặt ở tường, trần, có thể hút được số lượng lớn âm thanh, giảm thời gian dội âm, có lợi cho việc gia tăng độ rõ ràng của giọng nói, giảm tạp âm.

bong thuy tinh dang tam (3)

Bên trong khoang rỗng của tường thể nhẹ lắp đặt bông thủy tinh, không những có tác dụng cách âm mà còn có tác dụng bảo ôn. Sử dụng bông thủy tinh dạng ống hoặc lót ống thông gió có thể có tác dụng tiêu âm, giảm thiểu được âm thấp tần truyền qua đường ống và tạp âm sản sinh từ chấn động của máy. Ngoài ra bông thủy tinh có tính đàn hồi tốt, có thể làm vật liệu giảm chấn sàn, giảm ảnh hưởng tạp âm từ tiếng bước chân, xê dịch đồ vật đối với tầng dưới.

Ở sân vận động, nhà để xe, những nơi có không gian rộng, Bông thủy tinh được sử dụng như ruột của vật liệu hút âm chủ chốt. Vật liệu hút âm có thể dựa trên yêu cầu chế thành dạng tấm, hình trụ hoặc những hình dạng khác. Bên trong vật liệu hút âm có ruột là Bông thủy tinh, bề mặt thông âm, hiệu quả hút âm tốt.

bong thuy tinh dang cuon (9)

Bông thủy tinh còn được sử dụng nhiều nhất trong những địa điểm có yêu cầu cao và đặc biệt về chất lượng âm thanh như rạp hát, hội trường, rạp phim, thu âm… Mục đích sử dụng vật liệu tiêu âm ở mỗi địa điểm không giống nhau. Trong rạp hát, nhạc kịch: Bức tường đằng sau sân khấu biểu diễn hoặc lan can tầng 2 đối diện khán đài thường lắp tấm đục lỗ hoặc vật liệu dệt thông âm tạo thành cấu tạp hút âm,tránh âm thanh dội; Ở những căn phòng có dạng lõm, để tránh âm thanh tập trung vào một điểm ảnh hưởng âm chất, nhất thiết phải xử lí tiêu âm. Ở lễ đường, hội trường, đại sảnh đa chức năng, rạp phim…, để duy trì độ trong chuẩn của âm thanh, cần phải tính toán sắp đặt vật liệu tiêu âm ở bề mặt tường trần. Ở sân vận động, triển lãm, trung tâm mua sắm, không gian rộng có thể dựa trên nhu cầu đặt vật liệu tiêu âm cách âm.Ở phòng thu, ghi âm, yêu cầu chất lượng âm thanh cao, việc xử lí tiêu âm nên dựa trên thiết kế của chuyên gia. …

Bông thủy tinh – tính năng hút âm đặc biệt

Nguyên lý hút âm của bông thủy tinh:

Khi sóng âm đi vào trong bề mặt bông, năng lượng âm đi vào trong các khe rỗng dẫn đến dao động các phân tử. Năng lượng âm mất dần để chống lại tác dụng của ma sát và tính nhốt của không khí dao động giữa các lỗ rỗng.

bong thuy tinh dang cuon (1)

Nguyên tố ảnh hưởng đến chỉ số hút âm Bông thủy tinh:

Bông thủy tinh có tính năng hút âm trung cao tần tốt. Các nguyên tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng hút âm gồm có độ dày, tỉ trọng, tỉ lệ khe rỗng, cấu trúc phân tử và chặn không khí.

Trong các yếu tố trên thì chặn lưu lượng không khí là yếu tố quan trọng nhất trong tính năng hút âm của Bông thủy tinh. Chặn lưu lượng quá nhỏ nghĩa là vật liệu quá xốp, chấn động không khí dễ dàng đi xuyên qua làm giảm tính năng hút âm; chặn lưu lượng quá lớn, vật liệu quá chắc, chấn động không khí khó đi xuyên, tính năng hút âm cũng giảm. Có thể nói Bông thủy tinh là một trong những vật liệu có chặn lưu lượng không khí hút âm tốt nhất.

Khả năng hút âm trung thấp tần tỉ lệ thuận với độ dày Bông thủy tinh ( sự thay đổi với âm cao tần không nhiều)

– Độ dày không đổi, tỉ trọng gia tăng, chỉ số hút âm trung thấp tần cũng gia tăng; nhưng khi đạt đến một tỉ trọng nhất định, vật liệu trở nên chắc hơn, sức chặn lưu lượng vượt quá mức tốt nhất, chỉ số hút âm lại kém hơn.

Đối với Bông thủy tinh độ dày D5cm tỉ trọng 16kg/m3, hệ số hút âm thấp tần 125Hz khoảng 0.2, trung cao tần (>500Hz) gần bằng 1 (hệ số hút âm tốt nhất). Khi độ dày >5cm, hệ số hút âm thấp thấp tần càng tăng; độ dày >1m, hệ số hút âm thấp tần 125Hz cận 1.

Khi độ dày D5cm không thay đổi, tỉ trọng tăng cao, hệ số hút âm thấp tần không ngừng tăng. Tỉ trọng đạt 110kg/m3 thì tính năng hút âm tốt nhất, tần suất 125Hz cận 0.6-0.7. Khi tỉ trọng quá 120kg/m3, tính năng hút âm giảm vì vật liệu trở nên rắn hơn. Tỉ trọng quá 300kgm3, tính năng hút âm rất kém.

Trong xây dựng, Bông thủy tinh thường dùng gồm có: dày 2.5cm, 5cm,10cm; tỉ trọng 16, 24, 32, 48, 80, 96,112kg/m3.

– Tính hút âm của bông thủy tinh còn có liên quan mật thiết đến lắp đặt. Sau lưng bông thủy tinh để chừa khoảng không khí thì hiệu quả tốt hơn bông thủy tinh cùng độ dày sau lưng không có lớp không khí, đặc biệt là tính năng hút âm trung thấp tần. Chỉ số hút âm tỉ lệ thuận với độ dày lớp không khí, nhưng đến độ dày nhất định thì sự hút âm không rõ rệt nữa.

bong thuy tinh dang cuon (2)

2 loại Bông thủy tinh có tỉ trọng khác nhau đặt bên nhau, tạo thành hình thức tỉ trọng tăng dần cũng có thể tăng hiệu quả hút âm. Ví dụ như tấm dày 2.5cm tỉ trọng 24kg/m3 đặt cùng với 2.5cm 32kg/m3 thì hiệu quả còn tốt hơn cả tấm Bông thủy tinh 5cm 32kg/m3.

Bông thủy tinh 24kg/m3 chế thành hình chóp kim tự tháp mặt cắt dài 1m, tỉ trọng bề mặt vật liệu tăng dần, chỉ số hút âm bình quân cận 1.

Trong kiến trúc mọi người thường hay xử lí bề mặt bông thủy tinh, có thể dùng vải sợi bông thủy tinh, vải chống cháy, lưới thuộc kim hoặc gỗ hút âm… về cơ bản có thể duy trì tính năng hút âm ban đầu. Nếu như tính năng thông âm của bề mặt kém sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hút âm cao tần.