Những lưu ý khi tiêu âm hội trường


Một hội trường hoàn hảo phải là sự kết hợp nhịp nhàng giữa một thiết kế tinh tế, hệ thống âm thanh tốt và khâu xử lý âm thanh chuẩn. Bài viết này chúng tôi sẽ trình bày tỷ mỉ về những tiêu chuẩn âm thanh khi thiết kế hội trường.

Tiêu âm hội trường với gỗ tiêu âm tiêu chuẩn

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Để đảm bảo tiêu chuẩn thẩm âm khi thiết kế một hội trường hay thính phòng, cách âm thôi không đủ, căn phòng đó phải khuếch đại tốt âm thanh đến mọi nơi trong phòng. Tức là, phải tạo nên thi những phản âm định hướng, với mục đích nâng cao độ rõ cho các khu vực ngồi xa sân khấu đủ âm lượng và cân bằng âm sắc (xử lý trường âm); đồng thời xử lý tiêu âm hội trường để tránh tiếng dội nhại gây khó chịu cho thính giả.

Các bề mặt nội thất của thính phòng- hội trường, tùy theo vị trí của nó, có vai trò không giống nhau trong hút âm, phản xạ và tạo thành trường âm trong phòng hội trường – tiêu âm hội trường.

1. Tiêu âm trần hội trường:

Trong các không gian như các hội trường, thính phòng, âm phản xạ méo mó từ trần gây khó chịu cho khán giả, đặc biệt là các khán giả ngồi phía trước. Hiện tượng này có thể xử lý bằng cách vát nghiêng trần để đổi hướng phản xạ. Một vấn đề khác là hiện tượng hội tụ âm trong các hội trường mái vòm (trần cong lõm). Để khắc phục ta có thể điều chính bán kính cong so với chiều cao hoặc sử dụng các cấu kiện chu kỳ dạng cong lồi như ban công, các ghế lô, phòng nhóm. Phương thức này không chỉ xử lý được hiện tượng hội tụ mà còn tạo được một trường khuếch tán, giúp âm thanh rõ và sống động hơn.

Tiêu âm trần bằng gỗ tiêu âm

2. Tiêu âm tường:

Một hội trường tiêu âm tốt sẽ không có những mảng tường lớn song song. Việc bố trí vật liệu tiêu âm, tán âm trên các dải tường được phân chia chu kỳ, phân tán đều trên bề mặt phòng giúp tạo một môi trường khuếch tán âm lớn, giúp các trường âm tắt nhanh hơn và theo một cách đều đặn.

Tiêu âm tường hội trường với gỗ tiêu âm tiêu chuẩn

3. Tiêu âm sàn hội trường, thính phòng:

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ rõ của âm thanh đặc biệt là với khán giả ngồi phía cuối hội trường trong đó có yếu tố độ dốc sàn.

Một hội trường kín khán giả mà một bề mặt sàn tiêu âm cực tốt – đó là điều thường bị bỏ qua trong tính toán. Khi âm thanh lan truyền dọc theo một bề mặt hút âm, một phần năng lượng âm sẽ bị hút bởi bề mặt này. Sóng âm càng đi gần bề mặt, sự hút âm xảy ra càng mạnh. Mặt khác bề mặt tiêu âm này không đồng nhất về hệ số hút âm, có thể gây ra sự biến đổi âm sắc trong quá trình lan truyền.

Có 2 phương pháp để giải quyết vấn đề này: Một là nâng cao vị trí nguồn âm. Hai là độ dốc sàn.

Độ dốc sàn càng lơn, càng giảm bớt sự hút âm từ hàng ghế khán giả. Đây là thiết kế thường xuyên được áp dụng trong các hội trường, giảng đường lớn, có ban công tầng hai

4. Tiêu âm tường hậu khán giả:

Âm thanh phản xạ dễ quay trở về thính giả ngồi phía trước thời gian trễ lớn, gây ra tiếng dội. Ta có thể khắc phục bằng các biện pháp:

– Dùng vật liệu hút âm mạnh (lớp ngoài là tấm hở như gỗ tiêu âm, len gỗ… kết hợp lớp trong là vật liệu hút âm như mút trứng, mút gai tiêu âm, tấm sợi khoáng…);

– Tạo phản xạ âm có lợi (kết cấu vát nghiêng tạo phản xạ âm xuống sàn kết hợp thảm trải sàn hỗ trợ hút âm).

– Tạo phản xạ khuếch tán (lớp ngoài là tấm hở và lớp trong sử dụng cấu tạo khuếch tán);

Đối với tường lan can ban công cũng xử lý tương tự đối với tường sau phòng thính giả.

Tiêu âm tường hội trường với gỗ tiêu âm tiêu chuẩn

Trên đây là những lưu ý khi xử lý âm thanh Hội trường, thính phòng. Để tìm hiểu thêm các thông tin khác, các bạn có thể liên heej trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn thêm.

Công ty Cổ phần IDO Toàn cầu (IDO Global ., JSC)

Mã số DN: 0106261795

Trụ sở chính: 25/192 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
VPGD: A1603 tòa nhà AZ Sky KĐT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Sales 1: 0902 513 261 – Sales 2: 0866 542 316 – Sales 3: 0966 545 850

Website: cachnhietbaoon.com – Email: vatlieutk@gmail.com

Bình luận về bài viết này